Bị côn trùng cắn sưng phù khiến nhiều người lo lắng. Thực tế mức độ nguy hiểm các vết côn trùng cắn là khác nhau. Chi tiết vấn đề này sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng chú ý theo dõi!

Dấu hiệu nhận biết vết côn trùng đốt

Côn trùng có rất nhiều loại. Do đó những vết côn trùng cắn cũng khác nhau. Các biểu hiện phổ biến trong trường hợp này bao gồm: ngứa rát, đau, tê, phỏng da, sưng phồng hoặc tấy đỏ. Chi tiết dấu hiệu nhận biết vết cắn của từng loại côn trùng hay gặp như sau:

Nhận biết các vết côn trùng cắn
Nhận biết các vết côn trùng cắn
  • Nếu bạn thấy da xuất hiện một vết sưng duy nhất, trong đó có một điểm nhỏ ở chính giữa thì có thể là do ruồi hoặc muỗi cắn.
  • Khi bị bọ chét cắn, da sẽ bị ngứa và sưng nhỏ thành các nốt. Những vị trí bọ chét đốt chủ yếu là những vùng da mà quần áo tiếp xúc nhiều nhất với da như quanh eo.
  • Trường hợp bạn thấy da có những nốt sưng đỏ, phồng rộp và ngứa tạo thành hàng thì đây là vết cắn của rệp giường.
  • Vết chích của kiến lửa làm da sưng lên, có mủ, sau vài ngày sẽ bị phồng rộp.
  • Dấu hiệu nhận biết vết cắn của bọ cạp là da bị sưng, đỏ và có thể bị đau, tê. Vết cắn của loại côn trùng này rất nguy hiểm, nếu bạn nghi ngờ mình bị bọ cạp cắn thì nên tới các cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Vùng da bị ve cắn có màu đỏ tươi nhưng không gây cảm giác đau, rát.
  • Vết cắn của chấy là những nốt mẩn đỏ nhỏ, thường hay gặp ở vùng da đầu, trên cổ hoặc đằng sau mang tai.

Bị côn trùng cắn sưng phù có nguy hiểm không?

Với người bình thường, phần lớn các vết cắn của côn trùng sẽ không gây hại tới sức khỏe, các triệu chứng này có thể tự phục hồi sau thời gian ngắn và không để lại biến chứng khác lạ. Tuy nhiên nếu bạn bị côn trùng cắn ở mức độ nặng thì có thể khiến da đau nhức, bứt rứt khó chịu.

Những người có da nhạy cảm thì khi bị côn trùng cắn sưng phù có tỷ lệ cao dẫn tới tình trạng sốc phản vệ hoặc dị ứng. Lúc này toàn thân hoặc một số vị trí nhất định trên da sẽ bị nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa, đau nhức. Thậm chí có người còn cảm thấy khó thở, phù nề. Những triệu chứng này được đánh giá là nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, nếu không có biện pháp y tế can thiệp kịp thời thì sau 6 tiếng đồng hồ từ khi bị côn trùng cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn da là khá cao. Đây cũng là một vấn đề nguy hiểm, đặc biệt với những hệ miễn dịch yếu như trẻ em hoặc người cao tuổi.

Bị côn trùng cắn sưng phù ngứa chữa thế nào?

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, khi bị côn trùng cắn thì bạn nên có những bước xử lý ban đầu càng sớm càng tốt. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này:

Gắp bỏ côn trùng ra khỏi da

Khi bị côn trùng cắn, bạn đừng vội vàng kéo chúng ra khỏi da. Hành động này có thể khiến chúng sẽ không bám chặt hơn vào da. Thay vào đó, bạn hãy từ từ kéo chúng ra. Hoặc bạn có thể hơ lửa ở xung quanh vết cắn, các loại côn trùng đều sợ nóng nên chúng sẽ tự động rời ra. Trường hợp bị đỉa hoặc vắt cắn thì bạn hãy bôi xà phòng hoặc vôi vào nhé.

Sát trùng vết chích, vết cắn

Sau khi đã loại bỏ côn trùng ra khỏi da, bạn cần rửa vùng da bị thương bằng nước sạch để loại bỏ bớt vi khuẩn. Song song với đó, bạn nên rửa thêm da với xà phòng, thuốc sát khuẩn để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Người bị côn trùng cắn tuyệt đối không được băng kín vết thương mà chỉ cần rửa sạch vùng da tổn thương là được.

Khắc phục vùng da bị côn trùng cắn sưng phù.

Những mẹo nhỏ sau có thể giúp vùng da bị côn trùng cắn mau chóng phục hồi trạng thái ban đầu:

  • Dùng một cục đá chườm lên vết cắn để giảm tình trạng sưng đỏ.
  • Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh côn trùng cắn

Để phòng tránh côn trùng cắn, bạn có thể tham khảo những chỉ dẫn hữu ích sau đây:

Cách phòng tránh côn trùng cắn
Cách phòng tránh côn trùng cắn

Vệ sinh môi trường sống xung quanh

Một trong những điều kiện lý tưởng để côn trùng sinh sôi, phát triển là môi trường ẩm thấp, bẩn. Do đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ nhà ở, vườn ao xung quanh hoặc dùng thêm thuốc diệt côn trùng.

Luôn mắc màn khi đi ngủ, kể cả ban ngày

Thói quen móc màn khi đi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa tình trạng côn trùng cắn, nhất là ở khu vực ẩm thấp hoặc thời tiết giao mùa. Với trẻ nhỏ, bạn nên để bé nằm trong cũi, nôi để chống muỗi và các côn trùng khác cắn. Vào buổi tối, bạn có thể đóng cửa sổ hoặc dùng bao chống muỗi để ngăn chặn côn trùng bay vào trong nhà.

Bôi kem chống muỗi vào da

Một số loại kem bôi da sẽ có tác dụng chống muỗi chích nên bạn có thể tận dụng. Tuy nhiên người dùng không nên bôi kem tại những vùng da nhạy cảm như môi, bẹn… Thêm vào đó, bạn nên tránh để kem bôi da dính vào mắt, miệng vì có thể gây hại cho cơ thể.

Mẹo vặt chống côn trùng đốt

  • Khi bạn đi phượt hoặc du lịch bụi thì có thể tắm bằng thuốc tẩy có tên Pha chlorine. Mùi của loài thuốc này sẽ khiến các côn trùng cảm thấy khó chịu và chúng sẽ không tiến tới gần bạn. Đây cũng chính là lý do mà các hồ bơi thường được sát trùng bằng chlorine.
  • Đặc điểm sống của côn trùng là sợ nóng và ưa tối. Tuy nhiên một số loại lại rất thích đèn huỳnh quang. Tận dụng đặc tính này, bạn có thể dùng đèn huỳnh quang để dụ chúng tới và tiêu diệt gọn luôn.

Trên đây là những thông tin liên quan tới tình trạng bị côn trùng cắn sưng phù. Qua bài viết, chắc chắn bạn đã nắm rõ được những cách xử lý và phòng ngừa vấn đề này rồi nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của chúng tôi.

Bị côn trùng cắn sưng phù có nguy hiểm không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *