Mèo cào có nguy hiểm không? Bị mèo cào nên xử lý thế nào? Là những vấn đề đang nhận được không ít sự quan tâm của mọi người. Vết thương do vật nuôi trong nhà gây ra có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu bạn đọc cũng đang có cùng mối bận tâm về những vấn đề trên, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!

Bị mèo cào có nguy hiểm không?

Nhiều người thường chủ quan khi bị mèo cào, đặc biệt nếu đó chỉ là những vết xước ngoài da. Thế nhưng, theo các chuyên gia, người bị mèo cào có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn Bartonella henselae. Dù rằng Bartonella henselae là một tình trạng y tế hiếm gặp nhưng một khi nhiễm bệnh, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, nhất là với những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Bị mèo cào có nguy hiểm không
Bị mèo cào có nguy hiểm không

Một số các triệu chứng điển hình của bệnh nhiễm khuẩn Bartonella henselae gồm có: Sưng tấy, sưng đỏ tại khu vực có vết cào, sưng hạch bạch huyết kéo dài khoảng bảy đến mười hai ngày, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi và đau nhức cơ bắp.

Thông thường, người bệnh phải sử dụng đến thuốc kháng sinh để việc đào thải vi khuẩn Bartonella henselae ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn. Với một số trường hợp cơ địa khỏe mạnh, người bệnh có thể tự hồi phục không cần dùng thuốc trong khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, ở những người suy giảm miễn dịch, vi khuẩn có thể biến tướng và gây ra một số các biến chứng nguy hiểm như u mạch trực khuẩn, u mỡ trực khuẩn,…

Vì vậy, nếu bị mèo cào, đặc biệt là mèo con, bạn nên dành thời gian theo dõi sức khỏe và đi khám tại bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường đối với cơ thể.

Mèo cào theo dõi bao nhiêu ngày

Bên cạnh vấn đề “Bị mèo cào có nguy hiểm không?”, nhiều người cũng thắc mắc không biết khi bị mèo cào cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong bao nhiêu ngày. Việc theo dõi này có thể giúp bạn phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn, virus có hại từ vật nuôi, nhất là trong trường hợp vật nuôi bị nghi ngờ mắc bệnh dại.

Theo các chuyên gia, hầu hết các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tồn tại trong cơ thể mèo đều có thời gian ủ bệnh khá lâu, có thể từ 7 đến 30 ngày. Chính vì vậy, khi bị mèo cào, bạn nên theo dõi sức khỏe trong khoảng một tuần cho đến nửa tháng. Nếu như phát hiện bất kỳ thay đổi nào với cơ thể, nhất là trường hợp vết cào chảy máu hoặc sưng tấy, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không

Khi mèo tấn công chúng ta, những chiếc răng sắc nhọn của chúng dễ dàng xuyên thủng da, để lại những vết thương sâu và chảy máu. Những tổn thương ngoài da này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn từ miệng mèo tấn công, xâm nhập vào trong cơ thể. Nhiều chuyên gia nhận định vết cắn do mèo gây ra nguy hiểm hơn những động vật khác vì mèo có chứa nhiều loại mầm bệnh, ví dụ như Pasteurella multocida hay thậm chí là bệnh dại.

Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không
Bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không

Trong số các vấn đề liên quan đến việc xử lý vết cắn từ mèo, nhiều người lo lắng không biết khi bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng hay không. Theo các bác sĩ, tốt nhất là bạn nên tiêm phòng để phòng tránh các nguy cơ sức khỏe bị ảnh hưởng. Thông thường, việc tiêm phòng có thể gồm có thuốc chống uốn ván và thuốc chống bệnh dài. Lịch trình tiêm ngừa cũng như số mũi tiêm sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể khi bạn đến thăm khám và điều trị.

Chích ngừa mèo cào bao nhiêu tiền

Hiện nay, vacxin được sử dụng trong chích ngừa các vấn đề liên quan đến chó, mèo cắn chia làm hai loại. Một loại do Việt Nam sản xuất, có tên gọi là fuenzalida, thường có lộ trình tiêm gồm sáu đến tám mũi tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết cào, cắn,…Loại còn lại được nhập khẩu từ nước Pháp, vacxin verorab, với dạng tiêm bắp tay dùng trong năm mũi còn dạng tiêm thường dưới da dùng tám mũi.

Bởi vì xuất xứ, quá trình vận chuyển cũng như thành phần khác nhau mà giá cả giữa hai loại vacxin này cũng có sự khác biệt đáng kể. Trong khi fuenzalida nội địa chỉ có giá khoảng 15 nghìn VNĐ cho một mũi tiêm thì verorab của Pháp lại dao động ở mức 35 nghìn VNĐ đến 150 nghìn VNĐ cho một mũi tùy loại.

Thông thường, các bác sĩ khuyến khích người bệnh sử dụng loại vacxin của Pháp sản xuất hơn loại nội địa vì chúng ít gây tác dụng phụ và hiệu quả ngăn ngừa nhiễm khuẩn tốt hơn. Fuenzalida tuy có giá thành rẻ nhưng lại dễ gây ra một số phản ứng không mong muốn như mẩn ngứa hoặc nổi mề đay sau khi tiêm.

Cách xử lý khi bị mèo cào

Khi bị mèo cào, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Nhốt mèo vào trong lồng và theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng trong khoảng 7 đến 30 ngày để chắc chắn chúng không mắc bệnh dại.
  • Dùng nước lạnh và xà phòng diệt khuẩn vệ sinh sạch sẽ vết cào. Nếu vết cào gây chảy máu, bạn có thể dùng cồn và thuốc tím để sát khuẩn. Tuyệt đối không để thú nuôi khác trong nhà liếm vào vết thương của bạn.
  • Giữ cho vết thương khô ráo và sạch sẽ trong những ngày điều trị. Nếu bạn cảm thấy đau nhức và sưng tấy, bạn có thể thử sử dụng một số loại thuốc chống viêm không cần kê đơn như ibuprofen, naproxen,…Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc vào những loại thuốc này.
  • Sử dụng thêm thuốc mỡ bôi ngoài da như neosporin vì những loại dược phẩm này có chứa myosin – một loại kháng sinh hiệu quả trong việc làm lành vết thương và không để lại sẹo. Bạn nên dùng tối thiểu ba lần mỗi ngày. Nếu vết cào không quá sâu, bạn không nên uống thêm kháng sinh đường miệng.
  • Theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Nếu xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy hay sốt nhẹ thì bạn nên đi khám tại bệnh viện.

Bài viết trên đây hy vọng đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề “Mèo cào có nguy hiểm không?”. Vật nuôi, thú cưng trong gia đình có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi bạn bị chúng tấn công. Vì vậy, việc trang bị kiến thức sơ cứu và chăm sóc luôn đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho bản cũng như những người thân yêu!

Mèo cào có nguy hiểm không? Bị mèo cắn có cần tiêm phòng không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *